Thi Công Vách Thạch Cao Với Quy Trình Đúng Chuẩn và AN TOÀN

Với nhiều ưu điểm vượt trội như cách âm, cách nhiệt tốt cùng độ bền không thua gì các loại vật liệu khác, không chỉ Trần Thạch Cao được tin dùng mà việc thi công vách thạch cao cũng được ứng dụng rộng rãi và phổ biến trong các căn hộ hay nhà phố hiện đại. Các tài liệu về thi công vách thạch cao trong xây dựng là không nhiều nên đa phần các đơn vị thường thi công theo các phương thức riêng. Dưới đây, Best Decor sẽ hướng dẫn chi tiết các bước thi công vách thạch cao để có thể đảm bảo độ bền cho công trình tối đa nhất!

Quy trình thi công vách thạch cao chính xác

Chuẩn bị

Thi công vách thạch cao cần chuẩn bị các bộ phần sau:

  • Thanh đứng: Có tác dụng chịu lực để đỡ hệ vách ngăn
  • Thanh ngang U- Track: Giúp định vị các thanh chính, được liên kết với thanh đứng bằng Ri-vê
  • Tấm thạch cao: Dùng để tạo thành vách ngăn, cố định tấm thạch cao người ta liên kết nó với thanh đứng và thanh ngang bằng ốc vít hoặc Ri-vê
thi công vách thạch cao
Chuẩn bị gì trước thi công vách thạch cao?

Các bước thi công vách ngăn thạch cao đúng chuẩn 

  • Bước 1: Đo, đánh dấu các vị trí sẽ lắp ghép trên trần và dưới mặt sàn.
  • Bước 2: Dùng thanh thép nằm U-Track đặt vào vị trí đã đặt sẵn, bắt chặt bằng đinh vít thép loại 6mm, cách nhau 60cm, dùng kìm hoặc búa đóng các đinh vít cho thật chặt.
  • Bước 3: Những chỗ mở làm cửa sổ, cửa đi cắt thanh ngang U-Track dài thêm 30cm để làm đầu chờ nối với thanh đứng làm thành khung cửa. Ngoài việc dùng vít nở loại 6mm, thì bắt thêm ở đoạn cuối của thanh ngang U-Track các đinh vít loại 4mm, cách nhau 15cm.
  • Bước 4: Cắt thanh thép chữ C theo chiều cao của vách, đặt theo chiều đứng vuông góc với thanh chữ U, các thanh cách nhau 600mm, bắt chặt các điểm nối của thanh ngang U và chữ C, cả hai mặt bằng đinh vít thép hoặc đinh rivet. Trường hợp ghép vách cao hơn 2,4m cần lắp thêm thanh ngang U để làm xương đỡ để ghép các tấm thạch cao tiếp theo.
  • Bước 5: Ghép các tấm thạch cao cạnh vát, lên khung thép vừa dựng, theo phương thẳng đứng, nâng mặt dưới của tấm vách cách mặt sàn khoảng 10mm, bắt chặt tấm thạch cao vào khung bằng đinh vít cỡ 25mm, khoảng cách giữa các đinh vít không quá 300mm, đầu đinh vít ăn sâu vào tấm thạch cao khoảng 1-2mm ( không được để cho xuyên hẳn qua tấm thạch cao). Nếu sử dụng máy bắt vít sẽ giúp công việc dễ dàng hơn.
  • Bước 6: Trét kín các khe ghép nối và các đầu đinh vít trước khi lăn sơn hoặc dán giấy màu để trang trí lên vách.
  • Bước 7: Sau khi đã xử lý xong tại các vị trí mép tấm tiến hành sơn bả bề mặt. Đến khi bề mặt bả đã khô thì tiến hành sơn trang trí bề mặt vách thạch cao theo thiết kế.
thi công vách thạch cao
Thi công vách ngăn phòng bằng thạch cao với 7 bước

Những lưu ý thi công vách ngăn phòng bằng thạch cao

Ngoài ra, khi thi công vách ngăn thạch cao, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Nên thiết kế vách cùng với thiết kế tổng thể ngôi nhà: trần và vách quyết định rất lớn đến chi phí xây dựng và tính thẩm mỹ cho cả ngôi nhà. Nếu chọn được tường thạch cao có khối lượng nhẹ sẽ giảm áp lực cho phần móng, từ đó giúp giảm được chi phí gia cố nền hơn rất nhiều.

Chính vì vậy, khi bắt tay vào xây dựng, bạn nên tính toán phương án cho phần vách và trần nội thất trước. Tránh xây xong tổng thể ngôi nhà rồi mới tính đến phần vách và trần.

  • Lựa chọn nguyên vật liệu chất lượng: Trần hay vách đều có tác dụng che chắn, bảo vệ không gian. Nếu trần và vách được làm bằng những nguyên vật liệu kém bền có thể gây nứt, đổ sập,… sau một thời gian sử dụng.

Do vậy, bạn nền tìm kiếm sản phẩm từ nhà sản xuất có thương hiệu uy tín và có chế độ bảo hành rõ ràng khu mua tấm thạch cao hay bất kỳ vật phẩm xây dựng nào khác.

  • Tìm kiếm thợ có tay nghề giỏi và nên giám sát cẩn thận khi thi công: thi công trần và vách thạch cao không quá phức tạp nhưng đòi hỏi đội ngũ thi công phải cẩn thẩn và làm đúng qui trình để đảm bảo độ bền cho công trình.

Tuy nhiên, nhiều đội thợ xây dựng vì muốn tiết kiệm thời gian hoặc chưa được đào tạo bài bản nên thường không đảm bảo được độ bền và tính thẩm mỹ cho công trình về sau. Do đó, việc tìm đội ngũ thi công giàu kinh nghiệm và chuyên nghiệp cũng là một yếu tố quan trọng bạn cần phải lưu ý khi xây dựng.

Chúng tôi chuyên cung thi công vách thạch cao chất lượng tại Hà Nội – HCM. Với kinh nghiệm trong nghề, đội ngũ giỏi và giá cả phải chăng thì chúng tôi tự tin sẽ mang đến cho quý khách hàng trải nghiệm tốt nhất khi đến với dịch vụ của chúng tôi.

Báo giá thi công vách thạch cao mới nhất 

STTSản phẩm trần vách thạch caoKhung xương
Thường (đ/m2)
Khung xương
Vĩnh Tường (đ/m2)
Báo giá thi công làm trần thạch cao
1Trần thạch cao phẳng, giật cấp: Tấm thạch cao Gyproc (Thái) hoặc Boral (Pháp)140160
2Trần thạch cao tấm thả: Tấm thả Thái phủ nhựa màu trắng, tấm 60x60cm130140
3Trần thạch cao chịu nước: Tấm thả thạch cao UCO dày 3mm, tấm 60X60cm145155
Báo giá thi công làm vách thạch cao
4Vách thạch cao 1 mặt: Tấm thạch cao Gyproc (Thái) hoặc Boral (Pháp) hoặc tấm Nhật190210
5Vách thạch cao 2 mặt: Tấm thạch cao Gyproc (Thái) hoặc Boral (Pháp) hoặc tấm Nhật200230
Báo giá thi công vách thạch cao chống cháy
6Tấm thạch cao chống cháy (Bora/Kanat) khung xương Vĩnh Tường dày 9.5mm285
7Tấm thạch cao chống cháy (Bora/Kanat) khung xương Vĩnh Tường dày 12mm330
8Bông cách âm Rocwool tỉ trọng 60kg/m3 (từ 50 m2 trở lên)120

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm Báo giá thi công trần thạch cao mới nhất năm 2021

Để cập nhật thêm các kiến thức về thi công vách thạch cao hoặc cần hỗ trợ bất kì thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ theo Hotline để được hỗ trợ sớm nhất nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *